Tại sao nên dành một ngày cho mỗi kỹ năng?

Sau 15 năm làm việc tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia như: Unilver, Mead Johnson, Coca - Cola... Và cộng tác với hàng trăm doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, như: Petrolimex, Mobifone,LG Vina, Công ty CP Xi Măng FICO...Tham gia các dự án đào tạo và phát triển: Dự án SCC - phát triển cán bộ HTX/Liên Minh HTX Việt Nam, Viện Đào Tạo Apex - Đào tạo kỹ năng thương mại và quản lý cấp trung, Tại các trường ĐH: Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh Tế Luật...
+ Chúng tôi không ngừng đổi mới CÁCH TIẾP CẬN: từ "đào tạo" sang "huấn luyện" cho đến "kèm cặp thực tế".
+ Chúng tôi cung cấp những chương trình đào tạo mang tính "LỘ TRÌNH" hiệu quả chi phí đào tạo và phát triển bền vững.
+ Chúng tôi đưa ra các giải pháp "TRƯỚC - TRONG - SAU", giúp người học thay đổi cách làm việc và áp dụng triệt để các nội dung đã học.
+ Chúng tôi cung cấp chương trình NGẮN tại lớp và có biện pháp giúp người học duy trì và ÁP DỤNG MỖI NGÀY {"học một ngày, áp dụng mỗi ngày"}.
+ Chúng tôi tin rằng với những thành công kể trên sẽ sớm được áp dụng tại các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị của quý vị
Hân hạnh được đồng hành cùng với hành trình phát triển năng lực của quý tổ chức/ doanh nghiệp.

7 bước huấn luyện nhân viên hiệu quả

Nhiều nhà tuyển dụng chỉ đánh giá nhân viên qua báo cáo năng lực hàng năm. Tuy nhiên, việc đánh giá nhân viên mỗi năm một lần không đủ để theo dõi chất lượng làm việc cũng như cải thiện năng lực làm việc và kịp thời nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Việc đánh giá năng lực nhân viên nếu không đi kèm với đào tạo, huấn luyện thì cũng không có ý nghĩa đối với việc cải thiện năng suất làm việc chung.

Sau đây là 7 bước giúp nhà quản lý tạo môi trường đào tao, huấn luyện tích cực cho nhân viên.

Bước 1: Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau

Bước đầu tiên quyết định thành công cho quá trình đào tạo là xây dựng sự tôn trọng, tin tưởng giữa cấp trên và nhân viên. Đây không phải là các khóa học ngắn ngày với giảng viên thuê ngoài mà là quá trình điều chỉnh, học hỏi lâu dài lẫn nhau giữa cả hai phía. Nếu không xây dựng được mối quan hệ này, việc đào tạo khó đạt được kết quả như ý.

Bước 2: Xác định mục tiêu và lý do đào tạo

Trước khi tổ chức các buổi đào tạo, điều quan trọng mà một nhà quản lý cần làm là đưa ra mục tiêu cũng như lý do tích cực của khóa đào tạo. Không nên đưa ra những lý do như : gần đây doanh số bán hàng quá kém, kỷ luật làm việc lỏng lẻo, năng suất làm việc thấp (dù đây là tình trạng thực tế). Để nhân viên biết trước lý do nặng nề sẽ khiến buổi học kém hiệu quả, nhân viên xuống tinh thần, không thể tập trung tiếp thu kiến thức cũng như làm việc thiếu hiệu quả torng những ngày trước đó. Những chi tiết cụ thể của vấn đề, cấp trên và nhân viên sẽ cùng trao đổi thẳng thắn trong buổi học.

Bước 3: Thỏa thuận về những hành vi thích hợp, không thích hợp, hậu quả và mục tiêu


Làm rõ các hành động:

1. Trích dẫn các ví dụ cụ thể liên quan đến vấn đề đang tồn tại.
2. Làm rõ yêu cầu, mục tiêu mà nhà quản lý muốn nhân viên đạt được trong tình huống đó.
3. Yêu cầu nhân viên đưa ra thỏa thuận về vấn đề này.

Làm rõ hậu quả:

1. Yêu cầu nhân viên đưa ra ý kiến riêng về các hậu quả các vấn đề tồn tại gây nên.
2. Yêu cầu nhân viên đưa ra thỏa thuận về vấn đề này.

Bước 4: Đưa ra các phương án thay thế

Để hiểu rõ kỹ năng coaching, hãy tham khảo tại: coachingskill.vn

Bước 5: Cam kết hành động

Đây mới là lúc nhà quản lý hỗ trợ nhân viên chọn ra một phương án thay thế. Để thực hiện bước này, người quản lý phải có cam kết với nhân viên về những việc cần làm khi nào nó sẽ được thực hiện cũng như hoàn thành. Đừng lựa chọn thay nhận viên mà thay vào đó là thúc đẩy và hỗ trợ và khen ngợi.


Bước 6: Kiểm soát các lời bào chữa

Trong quá trình thảo luận cũng như huấn luyện, nhân viên sẽ đưa ra lời bào chữa, biện minh cho các hành động của mình. Để tránh cho tình hình trở nên căng thẳng, hãy trình bày mục tiêu của nhà quản lý khi đưa ra những điểm này là để cải thiện chất lượng công việc, không nhằm bài xích cá nhân và thái độ cởi mở, thẳng thắn, công bằng khi đưa ra các vấn đề. Mặt khác, hãy tích cực ghi nhận lại các ý kiến này, bày tò sự cảm thông và thấu hiểu đối với hành vi bào chữa cũng như nội dung mà nhân viên đề cập tới.

Bước 7: Phản hồi thường xuyên

Nhà quản lý phải hiểu được giá trị và tầm quan trọng của việc phản hồi liên tục cho nhân viên, cả những khen ngợi lẫn sửa lỗi.
Sau đây là 4 điều quan trọng cần nhớ khi đưa ra phản hồi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét